Học Guitar đệm hát có khó không?
Guitar đệm hát là 1 thể loại được rất nhiều các bạn trẻ hiện nay quan tâm tới bởi nó luôn mang lại một bầu không khí vui tươi sôi nổi và cũng dễ dàng tiếp cận hơn so với các thể loại Guitar khác như cổ điển, Flamenco,….
- Thông tin chi tiết
Guitar đệm hát là 1 thể loại được rất nhiều các bạn trẻ hiện nay quan tâm tới bởi nó luôn mang lại một bầu không khí vui tươi sôi nổi và cũng dễ dàng tiếp cận hơn so với các thể loại Guitar khác như cổ điển, Flamenco,….
Học Guitar đệm hát có khó không?
Việc tập luyện với Guitar đệm hát cũng khá dễ dàng hơn so với các thể loại khác trong các bước đầu làm quen và tập luyện.
Với Guitar đệm hát, không yêu cầu người chơi cần phải có một kỹ thuật quá cao siêu mới có thể đệm được những bài hát mình yêu thích, nó đòi hỏi sự khéo léo cũng như sự chăm chỉ tập luyện với các bộ hợp âm từ dễ tới khó từ đơn giản tới phức tạp. Kết hợp với các bộ hợp âm này cùng với các nhịp và điệu của bàn tay phải sẽ là một bản nhạc đệm rất hay cho người nghe.
Học Guitar đệm hát nên chọn loại đàn nào ?
Có 3 loại đàn Guitar cơ bản: Classic, Acoustic và Electric. Đàn Guitar điện chắc chắn không phải dành cho đệm hát. Đàn Classic (guitar cổ điển) là loại đàn thường dùng để chơi nhạc cổ điển, loại nhạc không lời, âm thanh của đàn rất êm, trầm ấm.
Nói thế không phải là đàn Guitar Classic không chơi được đệm hát. Đàn Classic hoàn toàn có thể sử dụng để bạn đệm hát, ví dụ như những bài hát mang hơi hướng cổ điển trầm ấm, nhẹ nhàng nghe rất hợp và hay.
Đàn Guitar Acoustic tiếng đàn vang và đanh nên chủ yếu dùng để chơi đệm hát hoặc finger style (Sungha Jung). Loại đàn cũng có thể sử dụng để chơi nhạc cổ điển, tuy nhiên âm thanh không thể hay bằng khi bạn chơi Guitar Classic
Các điệu đệm hát cơ bản :
Các điệu đệm hát cơ bản là các điệu như Slow, Disco, Tango, Chachacha… nếu muốn đệm hát tốt, các bạn nên học nhuần nhuyễn các giai điệu đệm hát cơ bản này, sau đó áp dụng vào các hợp âm của các ca khúc cụ thể. Bạn chỉ cần tập chắc các giai điệu này là có thể chơi được phần lớn các ca khúc của Việt Nam và Thế Giới. Vì cấu trúc các giai điệu trên thế giới hầu hết đều nằm trên các nhóm nhịp phách cơ bản đó.
Bộ hợp âm cơ bản khi học Guitar đệm hát:
Guitar đệm hát thông thường với người mới làm quen sẽ chỉ bao gồm bộ hợp âm cơ bản gồm các hợp âm như: Am, Dm, Em, C, F, G. Với điệu và nhịp đơn giản ban đầu các bạn có thể làm quen với điệu Slow nhịp 6/8. Chỉ với sự kết hợp của các hợp âm cơ bản này cùng với nhịp cơ bản này của tay phải chúng ta đã có thể đệm được một số bài hát đơn giản nhưng cũng tạo được sự thích thú đối với người nghe.
5 kỹ năng cơ bản cần có khi học Guitar đệm hát:
1. Bắt giọng bài hát bất kỳ:
Chỉ cần nghe và biết được nó có những nốt nhạc nào, nằm trong thang âm nào, vậy là bạn có thể tìm ra được giọng của bài hát đó là giọng gì và được chơi như thế nào.
2. Bắt nhịp nhanh chóng:
Bắt nhịp bằng cách nào? Đếm, đếm từng nhịp, đếm các câu và chia các câu đó vào các đoạn.
3. Đặt hoà âm hài hoà:
Hoà âm hài hoà trước, hay hoặc dở chưa hẳn đã quan trọng.
4. Tiết tấu do tay phải tạo ra:
Nhịp chắc và tiết tấu ổn đôi khi sẽ giúp cho bài hát hay hơn một cách đáng kinh ngạc. Đếm từng tiết tấu, sau đó cố gắng đặt cách chơi các nốt bass và treble, đập, vỗ… một cách khéo léo, nó chính là tiết tấu.
5. Kỹ thuật cao hơn cho cả 2 tay:
Kỹ thuật tạo ra tiết tấu khác đi đã rất quan trọng rồi, vậy nhưng cách để tạo ra các âm thanh khác nhờ vào tay trái và tay phải của học viên học đàn Guitar cũng không kém phần quan trọng. Giáo viên hoặc người hướng dẫn bạn tập Guitar sẽ cần biết cách phân tích các kỹ thuật này và làm cho nó trở lên “hài hoà” với bài hát.
Những bài tập cơ bản để luyện tập Guitar đệm hát:
1. Bài tập chuyển hợp âm cơ bản với tay trái:
Các bạn cần thuộc tên cũng như vị trí thế bấm các âm trên cần đàn và dây bass tương ứng với mỗi hợp âm. Chuyển hợp âm sẽ rất khó khăn nếu như chúng ta không biết cách ngay từ buổi đầu tiên. Các bạn nên tập luyện với bước đơn giản nhất, tập chuyển hợp âm Am > Em đây là 2 thế bấm đơn giản nhất trong các hợp âm cơ bản của Guitar đệm hát. Sau khi đã linh hoạt hơn với bàn tay trái lúc này các bạn có thể chuyển qua các vị trí khó hơn với C > G. Cứ như vậy cho tới khi bàn tay trái được linh hoạt ta sẽ chuyển theo vòng hợp âm sau:
C > G > Am > Em > F > C > Dm > G
2. Bài tập rải cơ bản với bàn tay phải:
Với bàn tay phải buổi tập đầu tiên sẽ rất khó khăn bởi các cơ của ngón tay rất khó đi vào quỹ đạo theo ý muốn của bạn vì vậy ta cũng sẽ chỉ nên bắt đầu với nhịp 6/8 điệu Slow đơn giản nhất. Các bạn luyện cách rải này cho tới khi các ngón tay thành thạo và đi vào quỹ đạo của vòng rải điệu Slow.
3. Bài tập kết hợp tay trái và tay phải:
Lúc này khi 2 bàn tay đã cảm nhận được sự linh hoạt trong các cách bấm chuyển hợp âm cũng như cách rải các nhịp điệu cơ bản sẽ là bước rất quan trọng, bước kết hợp này cần 2 bàn tay có sự ăn ý.
Tay trái bấm hợp âm Am tay phải các bạn bắt đầu thi triển điệu Slow với nhịp 6/8, lưu ý trong cách gảy cũng như cách chuyển hợp âm các bạn nên tránh sự nôn nóng về nhịp sẽ dẫn đến những trường hợp sai nhịp mắc phải trong quá trình chơi đàn sau này. Khi tay phải đã rải hết điệu Slow của hợp âm Am lúc này tay trái chuyển sang hợp Dm và tay phải bắt đầu lại quy trình như ban đầu với hợp âm Am. Quá trình này cần sự đều đặn trong cách gảy các dây tránh lúc nhanh lúc chậm sẽ gây tình trạng sai nhịp.
Khi đã cảm thấy có thể làm chủ được cả tay trái và tay phải trong quá trình chuyển hợpâm cũng như rải lúc này các bạn đã có thể bắt tay vào giai đoạn tậphát vào phần nhạc đệm. Đây là 1 phần rất khó với những người mới tập chơi Guitar, rất dễ xảy ra tình trạng sai nhịp, hát trước đàn sau, hoặc hát lệch tông với đàn. Các bạn nên giữ được sự bình tĩnh trong cách gảy, có làm chủ được phần gảy đệm thì khi ghép lời các bạn mới tránh được tình trạng nói trên.
Hiện nay, nhu cầu học đàn Guitar là cực kỳ lớn với nhiều đối tượng ở từng lứa tuổi khác nhau. Học đàn Guitar cũng vừa là để thỏa mãn đam mê, vừa đem lại những sự hiểu biết đầy đủ và thú vị về một loại nhạc cụ. Trung tâm Gia sư Tài Năng Trẻ với đội ngũ gia sư đàn Guitar được sàng lọc kỹ lưỡng và khắt khe về trình độ chuyên môn cũng như tư cách đạo đức nghề nghiệp sẽ là địa chỉ uy tín, chất lượng đối với các bậc phụ huynh cũng như các em học có nhu cầu học đàn Guitar tại nhà. Mọi chi tiết cần tư vấn về đàn Guitar và tìm gia sư dạy đàn Guitar tại nhà xin vui lòng liên hệ với chúng tôi
TRUNG TÂM TÀI NĂNG TRẺ – NHẬN DẠY ĐÀN GUITAR TẠI NHÀ
HOTLINE : 090 333 1985 – 098 787 0217 (Cô Mượt)
Website : http://hocdantainha.com
Email : giasutainangtre.vn@gmail.com - info@giasutainangtre.vn
- Thông tin cùng loại